Chào anh chị em!
Nhận thấy hiện tại IT là vua của mọi nghề, người người học IT nhà nhà học IT, già trẻ lớn bé học IT, đến thằng bạn tôi sn 97 đang học cái ngành bách bách cái gì khoa ấy cũng rẽ ngang sang học IT. Lương tháng vài ngàn đô, rung đùi ra tiền…
Cho nên tôi quyết định làm 1 seri về PHP - Lập Trình Ứng Dụng Web cùng CuDem.Pro hết sức cơ bản cho anh em. Tôi viết mà đến thằng cu em tôi học lớp 5, tôi cầm dao hỏi nó hiểu không nó cũng ú ớ bảo hiểu ạ, huống chi là các bạn đang chuẩn bị kiến thức cho tương lai của mình.
Tôi sẽ viết và update dần từng bài cho các bạn. Bất cứ chỗ nào không hiểu hoặc cần hỗ trợ gì thì đừng ngần ngại hỏi ngay ở mỗi thread nhé! Chúc các bạn học tốt.
Trước tiên để học lập trình PHP thì các bạn cần có 1 hosting để chạy code thực hành. Các bạn có thể mua 1 hosting hoặc cài sever PHP vào máy tính để chạy code PHP trực tiếp trên máy tính. Bạn có thể tham khảo phần mềm XAMPP - Biến máy tính thành sever localhost.
Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị thì các bạn sẽ vào bài đầu tiên.
Bài 1: Bài học về hàm echo - hàm hiển thị trong PHP
Đầu tiên bạn tạo 1 file PHP ví dụ: chemgio.php
Các bạn nhập vào code sau:
<?php
echo 'Học PHP cùng chemgio.net';
?>
Giải thích:
<?php : mọi code PHP đều nằm trong cặp
<?php
//code
?>
Hai dấu gạch chéo là cú pháp để ghi chú thích, bạn hiểu là máy chủ sẽ không dịch dòng nào có hai dấu gạch chéo // ở đầu
Kết quả:
Học PHP cùng ChemGio.Net
Trên đây tôi đã giới thiệu cho các bạn hàm echo trong PHP. Đi pha cốc cafe cho tỉnh táo rồi viết tiếp cho anh em.
Thân ái!
Bài 2: Khai báo biến và hằng trong PHP
Biến là một định danh dùng để lưu trữ giá trị, ghép, gán, thể thay đổi giá trị.
- Biến bắt đầu bằng kí tự đô la $
- Biến phân biệt chữ hoa và chữ thường
- Biến có thể bắt đầu bằng chữ cái, dấu gạch dưới, không thể bắt đầu bằng số.
Ví dụ:
Đúng
$cudem
$Cudem
$_cudem
Sai
$1cudem
Gán giá trị cho biến.
Biến dùng để lưu trữ giá trị. Giá trị gì nhỉ? Cùng xem ví dụ gán giá trị cho biến nhé.
<?php
$cudem = 'Học PHP cùng CuDem';
echo $cudem;
?>
Kết quả:
Học PHP cùng CuDem
Giải thích:
$cudem = ‘Học PHP cùng CuDem’;
Dòng này để khai báo biến $cudem và gán giá trị Học PHP cùng CuDem cho nó. Để gán giá trị cho biến thì dùng toán tử phép gán là dấu = .(dấu bằng)
echo $cudem;
Dòng này để in ra màn hình giá trị của biến.
Khai báo hằng số.
Hằng cũng là một biến nhưng bạn không thể thay đổi giá trị của nó. Tuy nhiên cách khai báo biến và hằng số thì lại khác nhau.
Cú Pháp: define(‘ten_hang’, ‘gia_tri’);
Trong đó:
[UWSL]define: hàm tạo biến hằng[/UWSL]
ten_hang: là tên biến hằng
gia_tri: giá trị của hằng
Ví dụ:
<?php
/\* Tạo một hằng số có tên là SDT và gán giá trị cho nó là 012345678\*/
define('SDT', '012345678');
echo SDT; // xuất ra màn hình giá trị của hằng.
?>
Một cách ghi chú khác sử dụng /* nội dung */
Mọi thứ trong cặp /* */ máy chủ sẽ bỏ qua, không biên dịch. Kể cả vài dòng
Vd:
/*
Mọi thứ trong này
Sẽ không được máy chủ PHP dịch
Nhé :)).
Vẽ chim vẽ bướm gì trong này cũng được hết
*/
Trên đây mình đã giới thiệu Khai báo biến và hằng trong PHP. Hẹn gặp lại
Thân ái!
Bài 3: Toán tử và biểu thức trong PHP
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu hàm echo và hằng trong php, vậy thì trong bài này chúng ta sẽ đi vào sâu hơn trong lập trình php, đó là toán tử và biểu thức trong php. Nội dung như sau:
[*]Biểu thức là gì ?.
[*]Toán tử quan hệ (Relational Operators).
[*]Toán tử luận lý (Logical Operators).
[*]Độ ưu tiên các toán tử
1. Biểu thức là gì?
Biểu thức là một tổ hợp các toán hạng và toán tử. Toán tử thực hiện các thao tác như cộng, trừ, nhân, chia, so sánh, … Toán hạng là những biến hay là những giá trị mà các phép toán được thực hiện trên nó. Ví dụ $a + $b thì $a và $b được gọi là toán hạng, dấu + được gọi là toán tử, cả 2 kết hợp lại thành một biểu thức ($a + $b).
Mỗi biểu thức chỉ có một giá trị nhất định. Ví dụ ta có biểu thức ($a + $b) thì biểu thức này có giá trị là tổng của $a và $b.
Ví dụ:
[TABLE]
[TR]
[TD]1
2
3[/TD]
[TD]$ketqua = $a - $b;
$ketqua = 7 + 6;
$ketqua = 3*$x + 4*$y;[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Toán tử gán (Assignment Operator):
Đây là toán tử thông dụng nhất trong mọi ngôn ngữ, ta dùng dấu = để gán giá trị cho một biến bất kỳ nào đó.
[TABLE]
[TR]
[TD]1[/TD]
[TD]$a = 12;[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Nhiều biến có thể được gán cùng một giá trị qua một câu lệnh đơn gọi là gán liên tiếp.
[TABLE]
[TR]
[TD]1[/TD]
[TD]$a = $b = $c = $d = 12;[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Biểu thức số học
Các phép toán thường được thực hiện theo một thứ tự cụ thể gọi là độ ưu tiên để đưa ra giá trị cuối cùng (sẽ đề cập đến sau). Các biểu thức số học trong các ngôn ngữ được thể hiện bằng cách sử dụng các toán tử số học cùng với các toán hạng dạng số hoặc ký tự (biến). Những biểu thức này gọi là biểu thức số học.
[TABLE]
[TR]
[TD]$ketqua = $a + $b/2;
$ketqua = $a / 7;
$ketqua = $a + ($b = 5 + 6);[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Như ta thấy trên toán hạng có thể là hằng, biến hay kết hợp cả 2, và mỗi biểu thức có thể kết hợp của nhiều biểu thức con. Định nghĩa hằng và biến như thế nào chúng ta đã đề cập ở Biến Và Hằng Số Trong PHP.
2. Toán tử quan hệ
Toán tử quan hệ cũng là một định nghĩa trong bài toán tử và biểu thức trong php, được dùng để kiểm tra mối quan hệ giữa hai biến hay giữa một biến và một hằng số. Ví dụ kiểm tra 2 biến $a và $b xem biến nào lớn hơn ta làm như sau: ($a > $b) và kết quả của biểu thức này sẽ trả về kiểu boolean TRUE hoặc FALSE.
Các bạn có thể tìm tài liệu về các kiểu dữ liệu trong php trên trang chủ nhé, kiểu boolean có giá trị là FALSE cho tất cả các giá trị bằng 0, ký tự rỗng hoặc null. Để so sánh 2 toán hạng ta làm như sau ($a == $b). Các bạn lưu ý rằng phép toán mà có 1 dấu bằng là phép gán, còn 2 dấu bằng là phép so sánh.
Bảng sau đây mô tả ý nghĩa của các toán tử quan hệ.

Lưu Ý: Tất cả các toán tử quan hệ nào có 2 ký tự trở lên đều phải ghi liền không được có khoảng trắng. Ví dụ ! = là sai vì có khoảng trắng giữa 2 ký tự.
Ví dụ:
[TABLE]
[TR]
[TD]$a = 12; // Biến $a kiểu INT có giá trị = 12
$t = ($a == 12); // Biến $t có giá trị là TRUE vì biểu thức (12 == 12) đúng
$t = ($a > 12); // Biến $t có giá trị là FALSE vì biểu thức (12 > 12) sai
$t = ($a >= 12); // Biến $t có giá trị TRUE vief biểu thức (12 >= 12) đúng
$t = ($a != 12); // Biến $t có giá trị FALSE vì biểu thức (12 != 12) sai[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Toán Tử Quan Hệ === dùng để so sánh giá trị giữa các biến và hằng đúng theo giá trị và kiểu dữ liệu của nó, nếu ta sử dụng 2 dấu bằng == để so sánh ($a == $b) thì lúc này $a và $b chỉ so sánh giá trị và trả về true nếu $a bằng $b.
Giả sử $a = ’123′ là kiểu string, $b = 123là kiểu int thì phép ($a == $b) cho kết quả là true, còn phép ($a === $b) sẽ cho kết quả là false vì 2 biến tuy giá trị bằng nhau nhưng không cùng kiểu dữ liệu.
3. Toán tử luận lý
Toán tử luận lý là ký hiệu dùng để kết hợp hay phủ định biểu thức có chứa các toán tử quan hệ, những biểu thức dùng toán tử luận lý trả về giá trị TRUE hoặc FALSE.
Bảng sau đây mô tả các toán tử luận lý trong PHP
Lưu ý: Tất cả các toán tử luận lý nào có 2 ký tự trở lên đều phải ghi liền không được có khoảng trắng. Ví dụ | |là sai vì có khoảng trắng giữa 2 ký tự.
Ví dụ:
[TABLE]
[TR]
[TD]1
2
3
4[/TD]
[TD]$a = 100;
$b = 200;
$tong = $a + $b;
$check = ($a < $b) && ($tong > 200);[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Kết quả của đoạn mã trên biến $check sẽ có giá trị là TRUE vì:
[*]($a > $b) <=> (100 < 200) => TRUE
[*]($tong > 200) <=> (300 > 200) => TRUE
[*]$check = (1) && (2) <=> TRUE && TRUE => TRUE
Độ ưu tiên toán tử luận lý
Độ ưu tiên theo thứ tự như sau: NOT -> AND -> OR
Ví dụ: Tính độ ưu tiên sau ( 7 > 5 && !(-5 > 1) || 10 == 10 ) (1)
Bước 1: trong biểu thức này có một phép toán NOT đó là !(-5 > 1) nên ta tính trước phép này. Trong PHP cũng như các ngôn ngữ lập trình khác biểu thức !(biểu thức) cùng ý nghĩa với biểu thức (biểu thức) == false nên biểu thức ở trên ta biến đổi thành ( (-5 > 1 ) == false ). Biểu thức này trả về giá trị TRUE vì (-5 > 1) là sai.
Bước 2: Lấy kết quả bước 1 ta viết lại biểu thức (1) như sau: ((7>5) && true || 10 == 10)Theo độ ưu tiên thì ta tính phép AND trước tức là tính ((7 > 5) && true) trước. Phép tính này trả về TRUE bởi vì (7 > 5) = true suy ra true && true => true
Bước 3: Bước này lấy kết quả ở bước 2 ta ráp vào thì biểu thức (1) như sau: (true || 10 == 10). Phép OR sẽ trả về TRUE nếu một trong 2 biểu thức có giá trị true => biểu thức (1) là biểu thức có giá trị TRUE.
4. Độ ưu tiên các toán tử
Độ ưu tiên các toán tử thiết lập thứ tự ưu tiên tính toán của một biểu thức. Tóm lại độ ưu tiên trong PHP đề cập đến thứ tự các phép tính mà PHP sẽ biên dịch trước. Các toán tử và biểu thức trong php có sự liên hệ lẫn nhau, toán tử kết hợp toán hạng tạo thành biểu thức.
Bảng thứ tự ưu tiên của các toán tử số học.

Những toán tử nằm cùng một hàng có cùng độ ưu tiên và cấp độ ưu tiên đi từ trên xuống dưới. Việc tính toán biểu thức số học sẽ được tính toán từ trái qua phải và ưu tiên trong ngoặc trước kết hợp với độ ưu tiên trong bảng (như trong tính toán thường thì nhân chia trước, cộng trừ sau ưu tiên trong ngoặc).
Ví dụ: $t = -6 * 3 – 3
Bước 1: tính -6 trước vì đây là oán tử một ngôi cố độ ưu tiên cao nhất. Kết quả = -6
Bước 2: -6 * 3 vì phép nhân có độ ưu tiên cao hơn phép -. Kết quả = -18
Bước 3: -18 – 3: vì đây là phép cuối cùng, ko cần phải so sánh với phép tính khác nữa. Kết quả = -21
Tiếp thu kiến thức kì quái này đi anh em :feel_good: